Sự khác biệt giữa cá nhân có MST và cá nhân không có MST


Thuế TNCN là thuế đánh vào thu nhập chịu thuế của cá nhân phát sinh trong kỳ tính thuế. Rất nhiều bạn kế toán không hiểu rõ cá nhân có MST sẽ khác biệt với cá nhân không có MST như thế nào? Và thực tế có một số câu hỏi thường gặp như sau:
 Sự khác biệt giữa cá nhân có MST và cá nhân không có MST
Xem thêm:


+ Công ty có nhân viên làm được một thời gian dài rồi, nhưng công ty chưa đăng ký MST TNCN cho họ, như vậy có bị phạt không? >>>>> Câu trả lời là không, vì không có quy định về phạt khi chưa đăng ký MST TNCN cho người lao động.
+ Nhân viên của công ty chưa có MST TNCN, nên là chi phí tiền lương của nhân viên đó không hạch toán, vì không được tính vào chi phí được trừ >>>>> Câu trả lời là vẫn hạch toán, và vẫn được tính vào chi phí được trừ, vì chi phí được trừ là theo hướng dẫn của văn bản về thuế TNDN, chứ không liên quan đến việc có MST hay chưa có MST.
+ Nhân viên của công ty đã có MST TNCN khi làm việc ở những công ty khác, kế toán có phải đăng ký lại cho họ không? >>>>> Câu trả lời là không, vì một người với một số chứng minh thư, chỉ được đăng ký xin cấp một MST.
+ Và rất nhiều các câu hỏi khác tương tự, mà các bạn hiểu lầm về việc có MST hay chưa có MST.
Sau đây là những điểm khác biệt giữa cá nhân có MST và cá nhân không có MST như sau:
Thứ nhất: Cá nhân có người phụ thuộc, thì chỉ những người đã có MST TNCN mới được đăng ký giảm trừ cho người phụ thuộc (Bạn chưa có MST sẽ không được đăng ký giảm trừ cho người phụ thuộc)
Thứ hai: Cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động, hoặc có ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2.000.000đ/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập. Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (mẫu 23/CK-TNCN ban hành kèm theo thông tư 156/2013/TT-BTC) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Và chỉ những người đã có MST TNCN mới được ký vào bản cam kết (Bạn chưa có MST sẽ không được ký vào bản cam kết, và bị khấu trừ 10%)
Thứ ba: Cá nhân có đầy đủ các điều kiện để được ủy quyền quyết toán thuế, nhưng chỉ những cá nhân đã có MST mới được ủy quyền (Cá nhân chưa có MST tự đi quyết toán với cơ quan thuế)
Thứ tư: Khi quyết toán thuế, cá nhân nộp thừa tiền thuế, chỉ những cá nhân đã có MST mới được xin hoàn thuế (Cá nhân chưa có MST không được xin hoàn thuế, mà để bù trừ vào năm sau)

Đó là sự khác biệt giữa cá nhân có MST và cá nhân không có MST, còn những nội dung khác thì cá nhân có MST hay không có MST vẫn có trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi như nhau. Các bạn dễ dàng nhận thấy được, cá nhân có MST được nhiều quyền lợi hơn là cá nhân không có MST, và sẽ đăng ký MST TNCN cho người lao động, để đảm bảo quyền lợi cho họ.
Share on Google Plus

0 nhận xét: