Tài sản cố định thuê tài chính là gì?


Để giúp kế toán có thể phân biệt được việc tính khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) thuê hoạt động và thuê tài chính, Công ty kế toán Hà Nội xin được chia sẻ những nội dung mà kế toán cần chú ý khi trích khấu hao tài sản cố định liên quan đến thuê tài chính và thuê hoạt động như sau:

Tài sản cố định thuê tài chính là gì?
Có thể bạn quan tâm:
>>> Dịch vụ kế toán trọn góiTài sản cố định thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
Mọi TSCĐ đi thuê nếu không thoả mãn các quy định nêu trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động.

+ Doanh nghiệp đi thuê phải theo dõi, quản lý, sử dụng TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng thuê TSCĐ.

+ Doanh nghiệp cho thuê, với tư cách là chủ đầu tư, phải theo dõi và thực hiện đúng các quy định trong hợp đồng cho thuê TSCĐ. + Doanh nghiệp thuê TSCĐ theo hình thức thuê tài chính phải trích khấu hao TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp thuê TSCĐ thuê tài chính cam kết không mua lại tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính, thì doanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng.
Vậy còn thế nào là TSCĐ thuê hoạt động:

+ Doanh nghiệp đi thuê phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng TSCĐ theo các quy định trong hợp đồng thuê. Chi phí thuê TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.

+ Doanh nghiệp cho thuê, với tư cách là chủ sở hữu, phải theo dõi, quản lý TSCĐ cho thuê.

+ Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu hao đối với TSCĐ cho thuê.

Như vậy, đối với TSCĐ thuê hoạt động thì doanh nghiệp cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu hao đối với TSCĐ cho thuê. Đối với TSCĐ thuê tài chính thì doanh nghiệp đi thuê trích khấu hao đối với TSCĐ đi thuê./.
Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản (bao gồm cả thuê hoạt động và thuê tài chính) quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê thì chi phí sửa chữa TSCĐ đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh nhưng thời gian tối đa không quá 3 năm.

Share on Google Plus

0 nhận xét: