Xử lý hàng bán bị trả lại

Khi phát hiện hàng kém chất lượng, không đúng chủng loại, quy cách… Khách hành xuất trả lại hàng cho bên bán thì phải lập hóa đơn hàng bán trả lại. Sau đây Kế toán thuế Hà Nội  xin hướng dẫn cách Xử lý hàng bán bị trả lại cụ thể như sau:
Xử lý hàng bán bị trả lại
Xem thêm:
>>> Thuế thu nhập cá nhân là gì?>>> Thay đổi quy định về bảo hiểm thất nghiệp>>> Các phương pháp kế toán
- Trường hợp bên mua là công ty có khả năng xuất hóa đơn trả lại hàng: Khi đó bên mua hàng sẽ lập hóa đơn trả lại hàng cho bên bán, trên hoá đơn ghi rõ hàng hoá trả lại người bán do không đúng chất lượng, quy cách, tiền thuế GTGT.
- Trường hợp bên mua là cá nhân không có khả năng xuất lại hóa đơn: Khi trả lại hàng hoá, bên mua và bên bán phải lập biên bản hoặc thoả thuận bằng văn bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hoá đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn) đã lập trước đó, lý do trả hàng kèm theo hoá đơn gửi cho bên bán. Biên bản này được lưu giữ cùng với hoá đơn bán hàng để làm căn cứ điều chỉnh kê khai doanh số bán, thuế GTGT của bên bán.
( Theo điểm 2.8 phụ lục 4 TT 64/2013/TT-BTC )
Mẫu hóa đơn hàng bán bị trả lại:
 Kế toán vina xin hướng dẫn các bạn cách viết  hóa đơn trả lại hàng:
Trường hợp người mua xuất hàng trả người bán, bên mua sẽ lập hóa đơn như sau:
+ Đơn vị bán hàng: lúc này sẽ là tên, địa chỉ bên trả lại hàng.
+ Bên mua hàng  là công ty có hàng bán bị trả lại.
Hoá đơn hàng bán bị trả lại này là căn cứ để bên bán, bên mua điều chỉnh doanh số mua, bán, số thuế GTGT đã kê khai. Tức là cả bên trả lại hàng và bên nhận hàng trả lại đều kê khai hóa đơn này vào tháng lập hóa đơn trả lại hàng như một hóa đơn bình thường.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm!
Các bạn có thể xem thêm một số bài viết khác của chúng tôi:
>>> Sai sót thường gặp khi đăng ký thuế>>> Quản lý nhà nước về thẩm định giá>>> Nguyên tắc tính thuế, khai thuế tiêu thụ đặc biệt
Share on Google Plus

0 nhận xét: