Cách hạch toán chi phí sửa chữa nâng cấp tài sản cố định

Kể từ ngày 10/06/2013 theo Điều 7 Thông tư Số 45/2013/TT-BTC của Bộ tài chính quy định:
1. Các chi phí đầu tư nâng cấp TSCĐ được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
 Cách hạch toán chi phí sửa chữa nâng cấp tài sản cố định
2. Các chi phí sửa chữa TSCĐ không được tính tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đakhông quá 3 năm.
- Đối với những TSCĐ mà việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định lớn hơn số trích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí hợp lý số chênh lệch này. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ.
Như vậy khi phát sinh chi phí sửa chữa, nâng cấp TSCĐ hạch toán như sau:
- Khi phát sinh chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cầp TSCĐ hữu hình ghi:
Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có các TK 112, 152, 331, 334,. . .
- Khi công việc sửa chữa, cải tạo, nâng cập TSCĐ hoàn thành đưa vào sử dụng:
1. Nếu là nâng cấp TSCĐ thì ghi tăng nguyên giá TSCĐ:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dỡ dang.

2. Nếu là sửa chữa TSCĐ:
a. Nếu khoản chi phí sửa chữa đó là nhỏ, thường xuyên:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642:
Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dỡ dang

b. Nếu khoản chi phí sửa chữa đó lớn:
Nợ TK 242, 142 - Chi phí trả trước dài hạn
Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dỡ dang
Share on Google Plus

0 nhận xét: